(+84) 789 75 77 88

info@gawnpindustrial.vn

Truyền thông

Mang đến những lợi ích đầu tư tốt nhất cho bạn là sứ mệnh của chúng tôi

Thuê nhà xưởng sản xuất: Lựa chọn của nhiều doanh nghiệp FDI điện tử

Tháng hai 21, 2024 03:50 Sáng

Trong những năm gần đây, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Trong đó, phải kể đến sự gia tăng của nhiều doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp điện tử kéo theo nhu cầu […]

Trong những năm gần đây, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Trong đó, phải kể đến sự gia tăng của nhiều doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp điện tử kéo theo nhu cầu thuê nhà xưởng sản xuất cũng tăng cao.

1. Việt Nam và tiềm năng trở thành công xưởng thế giới

1.1. Vị thế chung trên nền kinh tế

Theo các báo của Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu thuê nhà xưởng sản xuất công nghiệp của các nhà đầu tư FDI có xu hướng gia tăng, nhất là ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh,… Chính điều này đã góp phần đưa lượng vốn FDI tăng theo. Tính đến cuối tháng 7/2023, nguồn vốn từ doanh nghiệp FDI rót vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản đạt 1,53 tỷ USD.

Hiện lĩnh vực bất động sản cho thuê đang chiếm vị trí thứ 3 trong toàn ngành của Việt Nam. Hơn nữa, tỷ lệ lấp đầy của các kho xưởng sản xuất hiện nay đạt gần 80% ở khu vực phía Bắc và 85% ở khu vực phía Nam.

Lĩnh vực bất động sản công nghiệp cho thuê tại Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây

Lĩnh vực bất động sản công nghiệp cho thuê tại Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây

Để có được tỷ lệ này phải kể đến các lợi thế của Việt Nam như vị trí địa lý chiến lược, nhiều chính sách hỗ trợ thuế doanh nghiệp từ Chính Phủ, các kho xưởng có những ưu đãi phù hợp, có các tiêu chuẩn về cam kết giảm khí thải carbon,… Những thuận lợi này thúc đẩy Việt Nam từng bước chuyển mình và khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Và Việt Nam cũng chiếm thị phần đáng kể trên quốc tế trong các ngành như: điện tử, dệt may, hàng tiêu dùng,…

Một minh chứng rõ nhất là sự dịch chuyển của các tập đoàn lớn trên thế giới “đổ bộ” vào Việt Nam trong những năm gần đây như: Samsung, Foxconn,Intel, Pegatron, Luxshare, Goertek… với các dự án lên tới hàng tỷ USD. Chỉ tính riêng trong năm 2023, Việt Nam còn chào đón thêm các dự án hàng trăm triệu USD khác đế từ nhà sản xuất Apple như: Quanta Computer, Compal…

Ngoài khẳng định vị thế trên thị trường, Việt Nam còn đang trở thành một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chuỗi giá trị toàn cầu.

1.2. Khả năng kết nối thuận lợi nhờ vị trí mang tính chiến lược

Việt Nam có vị trí địa lý mang tính chiến lược trong việc thông thương quốc tế vì vừa là trung tâm kết nối trong khu vực vừa là cửa ngõ quan trọng để đi sâu vào nền kinh tế ở phía Tây bán đảo Đông Dương. Chính điều này đã giúp Việt Nam thu hút các doanh nghiệp FDI nhiều hơn cả Ấn Độ và Singapore trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, vị trí của Việt Nam cũng gần Trung Quốc nhất, đây là quốc gia có dân số lớn nhất nhì trên thế giới và cũng là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc Samsung đặt nhà máy tại Việt Nam để sản xuất điện thoại, máy tính bảng cũng gây tiếng vang lớn cho Việt Nam trên thị trường bất động sản.

Việt Nam có vị trí địa lý mang tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á

Việt Nam có vị trí địa lý mang tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á

Không chỉ nhờ lợi thế là trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam còn có cộng đồng ASEAN với khoảng 650 triệu người, thị trường này còn lớn hơn cả EU với GDP gần 4,000 tỷ USD. Để đạt được vị thế này, không thể không kể đến các chính sách từ Chính phủ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp đi kèm các ưu đãi cho các dự án FDI lớn.

Hơn nữa, thị trường Việt Nam với 100 triệu dân có tầng lớp trung lưu tăng nhanh, tạo sức mua lớn đã trở thành lợi thế thu hút không ít các doanh nghiệp nước ngoài tìm đến.

1.3. Năng lực vận tải đường bộ

Theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistic (LPI) của Ngân hàng thế giới công bố thì chỉ số Việt Nam đang ở mức tăng trưởng và đạt 3,3 điểm (năm 2023). Con số này đã chứng minh cho những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc nâng cấp hạ tầng logistic và giao thông vận tải trong 16 năm qua.

Nhờ vị trí địa lý chiến lược và thuận lợi, Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận những chuyển biến đáng kể của ngành logistic như: tốc độ bình quân từ 14 – 16%/năm, quy mô 40 – 42 tỷ USD/năm.

Đặc biệt là ở tuyến đường bộ của Việt Nam rất có tiềm năng phát triển vì đây là tuyến đường xuyên Á kết nối tỉnh Quảng Đông và Thượng Hải. Đồng thời, còn kết nối với các trung tâm hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu và công nghiệp của Trung Quốc với các nước trong khối ASEAN. Tuyến đường xuyên Á này khi đến miền Bắc của Việt Nam còn tạo thành một đường thẳng, cho phép việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với sử dụng đường biển hay đường hàng không.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có đường bờ biển dài và nhộn nhịp nhất thế giới, có lợi thế trong việc giao thương với các nước láng giềng. Nhất là cung cấp dịch vụ logistic xuất nhập khẩu giữa 03 nước Lào – Campuchia – Trung Quốc và một số nước ASEAN hay Mỹ thông qua cụm cảng ở phía Nam. Khi qua cụm cảng này và tiếp tục di chuyển thêm 200km đường bộ sẽ đến thủ đô Phnom Penh giúp rút ngắn khoảng cách, thời gian và chi phí khi không phải vòng qua cảng Sihanoukville.

Hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí

Hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí

1.4. Phát triển vận tải hàng không

Hơn 30 năm phát triển, ngành vận tải hàng không tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bức phá, bình quân từ năm 1991 đến 2022 đã đạt 15,3%/năm.

Riêng trong năm 2021, trong khi số lượng hành khách giảm thì sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tăng đột biến 1,5 triệu tấn với chi phí tăng vọt. Đến năm 2022, ngành vận tải hàng không đạt 1,28 triệu tấn, trong đó hàng hóa quốc tế đạt 1,02 triệu tấn.

Hơn nữa, sự kết hợp của Vietravel Airlines và Công ty Asean Cargo Gateway (ACG) đã cho ra đời VUAir Cargo chuyên kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không góp phần vào tiềm năng tăng trưởng thị phần ngành vận chuyển hàng không tại Việt Nam.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiều hơn nữa. Và theo kế hoạch dự kiến thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ có tổng cộng 14 Cảng hàng không quốc tế và 17 cảng hàng không nội địa nhằm phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không phát triển mạnh từ đại dịch Covid-19

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không phát triển mạnh từ đại dịch Covid-19

1.5. Dư địa cho phát triển công nghiệp

Bất động sản công nghiệp tại Việt Nam, nhất là thị trường thuê nhà xưởng sản xuất vẫn còn nhiều dư địa phát triển nhờ làn sóng dịch chuyển, lợi thế về vị trí, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ ưu đãi… nên duy trì được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp FDI.

Việc thuê nhà xưởng sản xuất giúp các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Chỉ cần bỏ ra một khoảng ngân sách phù hợp là nhà xưởng đã nhanh chóng đi vào sản xuất một cách hiệu quả.

Đặc biệt, nhu cầu thuê nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp FDI điện tử là khá cao và quy mô nhà xưởng thường phải có diện tích lớn từ 5 đến 10 ngàn mét vuông trở lên để đáp ứng chuỗi dây chuyền sản xuất vận hành. Nếu các nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng nắm bắt được nhu cầu này thì đây sẽ là phân khúc khách hàng cực kỳ tiềm năng trong thời gian này.

2. Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình 1 & GNP Yên Bình 2

Cho thuê nhà xưởng sản xuất GNP Yên Bình 1 & GNP Yên Bình 2

Thuê nhà xưởng sản xuất tại GNP Yên Bình 1 & GNP Yên Bình 2

GNP Yên Bình 1 & GNP Yên Bình 2 được xây dựng bởi nhà đầu tư Gaw NP Industrial, là nền tảng bất động sản công nghiệp thuộc Gaw NP Capital – một liên doanh được thành lập giữa Gaw Capital Partners, quỹ đầu tư hàng đầu Châu Á với tổng giá trị tài sản quản lý tương đương 35.2 tỷ USD, và NP Capital, một trong những quỹ đầu tư và nhà phát triển bất động sản dày dặn kinh nghiệm nhất tại Việt Nam.

GNP Yên Bình 1, GNP Yên Bình 2 là một trong những dự án gây tiếng vang lớn tại Thái Nguyên. Trung tâm công nghiệp có tổng quy mô 29.5ha với tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 3.820 tỷ đồng.

Dự án sở hữu vị trí chiến lược gần sân bay Nội Bài, Hà Nội, Cảng Cái Lân, bến Lạch Huyện, sân bay quốc tế Cát Bi 1 và nhất là gần Trung Quốc…

Hiện GNP Yên Bình 1 & GNP Yên Bình 2 đang là nơi đặt nhà máy sản xuất của nhiều doanh nghiệp nhờ thiết kế bên trong tối ưu không cột giúp tăng diện tích và không gian, tường gạch 1,2 mét kết hợp với tải trọng sàn từ 2 – 2.5 tấn/m2. Bên cạnh đó, GNP Yên Bình còn có hệ thống điện 3 pha công suất 250 – 500 KVA, hệ thống điện nước, PCCC, xử lý nước thải, an ninh 24/7… có thể phục vụ nhu cầu sản xuất của nhiều ngành công nghiệp lớn.

Thiết kế không cột giúp tối ưu không gian và diện tích bên trong nhà xưởng

Thiết kế không cột giúp tối ưu không gian và diện tích bên trong nhà xưởng

>>> Xem thêm: Nhu cầu thuê xưởng tại tỉnh Thái Nguyên cao ngất ngưỡng vì sở hữu vị trí đẹp

3. Tổng kết

Với những thông tin trên đã cho thấy phần nào tiềm năng Việt Nam sẽ trở thành nhà xưởng thế giới trong thời gian tới với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp FDI lớn tìm đến. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm thuê nhà xưởng sản xuất tại Việt Nam, hãy liên hệ Gaw NP Industrial qua hotline: 0789 75 77 88 để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ nhé!

>>> Xem thêm: Nhu cầu thuê nhà xưởng sản xuất đắc địa đi kèm với tiện ích đa dạng là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ

Warehouse for lease in Vietnam | Warehouse for rent in Vietnam | Factory for lease in Vietnam | Factory for rent in Vietnam

Liên hệ ngay để được biết thêm
thông tin chi tiết và báo giá

Liên hệ ngay