(+84) 789 75 77 88
Tháng tư 19, 2023 00:49 Sáng
Là một trong những nước được đánh giá đáng đầu tư tại Châu Á, Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn với doanh nghiệp FDI nhờ 4 yếu tố:
1. Tích cực hội nhập toàn cầu
Sau khi mở cửa, Việt Nam đã không ngừng xây dựng tiềm lực, phát triển kinh tế và luôn tìm cách hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể:
Theo Bộ Công thương, tính đến 01/2023, Việt Nam có 15 FTA đang thực thi, 2 FTA đang trong quá trình đàm phán. Ngoài ra, Việt Nam có quan hệ kinh tế với 230 nước và vùng lãnh thổ trong đó có FTA với 60 nền kinh tế.
Việc không ngừng mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc mà còn giúp thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn.
2. Môi trường kinh doanh an toàn và ổn định
Tính đến hết năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt tới 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021. Để làm được điều đó, Việt Nam đã không ngừng xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, ổn định cho doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam liên tục được xem là điểm sáng đầu tư tại Châu Á nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định, lực lượng lao động dồi dào, thu nhập bình quân không ngừng tăng lên, ưu đãi cạnh tranh, được hỗ trợ bởi nhiều chính sách của chính phủ, đặc biệt là nguồn tài nguyên phong phú và vị trí địa lý chiến lược bậc nhất Đông Nam Á.
3. Môi trường pháp lý cải thiện đáng kể
Việt Nam đang rất tích cực tinh gọn bộ máy cũng như quy trình pháp lý để đảm bảo và hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong các thủ tục. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ được chính phủ hỗ trợ về mặt thủ tục cùng những chính sách ưu đãi về thuế suất.
Việt nam liên tục cải thiện môi trường đầu tư minh bạch, công bằng trong quy chế quản lý cũng như kinh doanh. Theo kết quả bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý 2-2023 do Cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc Tập đoàn tư vấn Economist Group (Anh) công bố, Việt Nam tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng, cao hơn cả Thái Lan tăng 10 bậc và Ấn Độ tăng 6 bậc.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang nỗ lực công nghệ hóa các thủ tục hành chính. Điều này không chỉ giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn mà còn giúp doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước rút ngắn thời gian chờ đợi và phê duyệt.
4. Phát triển nhiều khu công nghiệp từ Bắc đến Nam
Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên dồi dào nên Việt Nam đã tập trung xây dựng và phát triển rất nhiều cụm công nghiệp ở các tỉnh thành, tạo điều kiện tối đa khi đầu tư vào Việt Nam.
Trong đó, có thể kể đến tỉnh Thái Nguyên với dự án GNP Yên Bình 2, một trung tâm công nghiệp hiện đại và đáp ứng được các tiêu chí khắt khe của nhà đầu tư ngoại đang muốn xâm nhập thị trường Việt Nam.
Dự án GNP Yên Bình 2 có tổng diện tích lên đến 16ha chia làm nhiều khối nhà xưởng khác nhau. Đặc biệt, các khối nhà đều được thiết kế không cột để tối ưu hóa không gian sử dụng, thiết kế mái hiên xuyên suốt tiện lợi cho việc vận chuyển và sắp xếp hàng hóa, mái nhà với lớp cách nhiệt và hệ thống lấy sáng tự nhiên, căn tin, bãi giữ xe, hệ thống PCCC và bảo vệ 24/7…
GNP Yên Bình 2 hứa hẹn sẽ là “địa điểm vàng” cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Gọi ngay Hotline +84 789 75 77 88 để được tham quan và tư vấn!
Warehouse for lease in Vietnam | Warehouse for rent in Vietnam | Factory for lease in Vietnam | Factory for rent in Vietnam