(+84) 789 75 77 88
Tháng bảy 10, 2022 08:41 Sáng
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, VN có mức tăng trưởng khoảng 6.5%, trong khi toàn khu vực Châu Á xuống 4.6% (thấp hơn dự báo 5.2% trước đó).
Khi đặt lên cán cân, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến nổi bật với nhiều tiềm năng đạt mức kỳ vọng của các nhà đầu tư quốc tế. Cụ thể là:
1. Chi phí cạnh tranh: Nhân công giá rẻ, mức phí thâm nhập thị trường thấp
Việt Nam nổi tiếng là trung tâm hoạt động sản xuất của khu vực. Bên cạnh đó, khi các nhà đầu tư ngoại áp dụng chiến lược “Trung Quốc cộng một” (Trung Quốc plus) – đa dạng hóa đầu tư vào các nước khác ngoài Trung Quốc thì Việt Nam lại càng được ưu ái hơn nữa nhờ vào nhân công tay nghề cao, trình độ học vấn tốt, khả năng thích ứng nhanh và đặc biệt là giá thuê rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Ngoài ra, khi thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp nước ngoài còn tận dụng được nguồn bất động sản công nghiệp, cụ thể là nhà xưởng cho thuê đang phát triển để giảm bớt chi phí xây dựng nhà máy mới.
2. Nhiều chính sách thúc đẩy FDI
Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện các chính sách để vừa quản lý FDI hiệu quả vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam như: Miễn giảm thuế hoặc ưu đãi thuế suất trong giai đoạn đầu, hỗ trợ tư vấn đầu tư về các thủ tục pháp lý, được bảo hộ và có các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư nước ngoài…
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thành viên của 15 hiệp định thương mại tự do với hơn 50 quốc gia trên thế giới. Trong đó, đáng chú ý nhất là Hiệp định Thương mại tự do (FTA), chẳng hạn như Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Anh-Việt (UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất sẽ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác với mức thuế ưu đãi hơn rất nhiều.
3. Mức số hóa trong sản xuất và chế tạo cao
Việt Nam đang sở hữu mức cao nhất về số hóa trong sản xuất và chế tạo, liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới. Ngành công nghiệp điện tử, vi mạch những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia, khi chiếm bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử. Cụ thể, trong 8 tháng 2022, điện thoại và linh kiện điện tử có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 39,6 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước (Thống kê của Bộ Công Thương)
Việt Nam đang có một lợi thế rất lớn là sự hiện diện của những “ông lớn” như Intel và gần đây là Samsung, chứng minh đây là một môi trường tốt và an toàn cho sản xuất kinh doanh linh kiện bán dẫn.
4. Bất động sản công nghiệp và nhà xưởng cho thuê đa dạng, giá hợp lý
Bên cạnh vị trí địa lý, chính sách ưu đãi, nhân công rẻ thì thị trường bất động sản công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn cho thuê tại Việt Nam cũng phong phú, trải dài từ Bắc đến Nam. Nhiều bất động sản công nghiệp được đầu tư với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại theo tiêu chuẩn nước ngoài, chẳng hạn như dự án nhà xưởng cho thuê GNP Yên Bình 2 ở Thái Nguyên.
Việc lựa chọn nhà xưởng xây sẵn cho thuê khi thâm nhập thị trường Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài không chỉ nhanh chóng ổn định đi vào sản xuất mà cũng tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng nhà máy mới.
Gaw NP Industrial bên cạnh là nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp quốc tế mà còn là nhà tư vấn đầu tư dày dặn kinh nghiệm, am hiểu thị trường Việt Nam. Khi chọn thuê nhà xưởng xây sẵn GNP Yên Bình 2 tại Thái Nguyên, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn đầu tư hoàn toàn miễn phí để có thể hoàn tất các thủ tục một cách nhanh nhất.
Cần thêm thông tin về nhà xưởng xây sẵn GNP Yên Bình 2 hoặc tư vấn đầu tư, gọi ngay Hotline +84 789 75 77 88!
Warehouse for lease in Vietnam | Warehouse for rent in Vietnam | Factory for lease in Vietnam | Factory for rent in Vietnam